Các chiến dịch Content Marketing giúp thương hiệu được tỏa sáng
Cuốn ebook bao gồm các mẹo, số liệu thống kê, phân tích sâu sắc vào nhiều loại hình quảng cáo tự nhiên, các chiến lược, và lợi ích của chúng.
“Khi bạn đặt mình vào vị trí người xem, bạn dễ dàng thấu hiểu những khó khăn họ đang phải chịu đựng và suy nghĩ sáng suốt hơn về giải pháp có thể hướng đến.”
Content Marketing thành công là tạo được kết nối giữa thương hiệu với khách hàng. Đó không chỉ đơn giản là tạo ra nội dung và đưa cho họ xem, mà nội dung đó phải thực sự giá trị, phục vụ nhu cầu của khách hàng và chạm đến những cảm xúc yếu mềm nhất của họ. Các nhãn hàng có thể dễ dàng tạo được những nội dung kiểu này nếu tận dụng được sự đồng cảm.
Theo Tiến sĩ Brené Brown: “Đồng cảm là cùng cảm nhận với mọi người. Khi bạn đặt mình vào vị trí người xem, bạn dễ dàng thấu hiểu những khó khăn họ đang phải chịu đựng và suy nghĩ sáng suốt hơn về giải pháp có thể hướng đến”. Đó là lý do tại sao những Content Marketing dựa trên sự đồng cảm là chiến lược đầy quyền lực cho cả các doanh nghiệp B2B lẫn B2C.
Nếu bạn chưa chắc chắn về ý nghĩa của nó thì hãy cùng xem những chiến dịch Content Marketing dựa trên sự đồng cảm ở nhiều phương diện khác nhau.
1. Lush
Kiểu nội dung: Video
Với khẩu hiệu: Mỹ phẩm tươi được làm thủ công (Fresh, handmade cosmetics), Lush là một thương hiệu làm đẹp nổi tiếng với các sản phẩm từ thiên nhiên. Quả thật vậy, chúng ta thấy rõ ràng điều này trong loạt video “Chúng được làm thế nào (How it’s made)” – nơi mà người xem được đến sau hậu trường để chứng kiến quy trình sản xuất những sản phẩm nổi tiếng của họ.
Mỗi tập phim đặc tả một hoạt động thực tế của nhân viên Lush hoạt động trong “gian bếp”, thuật lại từng bước họ làm ra mỗi sản phẩm. Người xem cảm nhận được đúng chất “lush” – tươi mới trong từng thành phần: giỏ chanh tươi, những nắm trà và muối tinh khiết hòa quyện cùng nhau. Đó quả thật là những hình ảnh vừa thú vị vừa mang tính giáo dục.
Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:
Khách hàng luôn muốn mua được những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, họ quan tâm về thành phần tươi mới, hữu cơ trong mỹ phẩm và Lush đã hiểu được điều đó. Đoạn video màu sắc tươi sáng, được quay cận cảnh và đặc tả này chắc chắn đã có thể xóa tan lo lắng cho những khách hàng khó tính. Mang họ vào trong nhà máy và cho họ xem mọi quá trình, với những khuôn mặt “người thật giá thật”, là con dấu đảm bảo hữu hiệu nhất để khuyến khích họ an tâm tiếp tục mua các sản phẩm của Lush.
2. LinkedIn
Kiểu nội dung: Ebook
Giải pháp Marketing của Linkedln là động viên các nhà tiếp thị phát triển các đối tượng khán giả, tạo ra nhiều nội dung hiệu quả qua việc tận dụng Linkedln để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Đội ngũ phát triển của Linkedln đã tạo ra nhiều nội dung với chủ đề đa dạng trên blog phục vụ cho tất cả các đối tượng làm Marketing khác nhau.
Cuốn ebook 27 trang Native Advertising: What It Is. How to Do It (Quảng cáo tự nhiên: Khái niệm và cách làm) cung cấp rất nhiều thông tin về khía cạnh này, nó trở thành 1 trong những dịch vụ tiếp thị doanh nghiệp đặc biệt của Linkedln.
Cuốn ebook bao gồm các mẹo, số liệu thống kê, phân tích sâu sắc vào nhiều loại hình quảng cáo tự nhiên, các chiến lược, và lợi ích của chúng.
Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:
Một trong những chủ đề Content Marketing dựa trên sự đồng cảm vô cùng hiệu quả đó chính là giáo dục. Linkedln muốn trao quyền cho khán giả để tự làm công việc của mình tốt hơn (bằng cách sử dụng công cụ của họ). Thông qua các dịch vụ như thế này, khách hàng biết rằng họ có thể tin tưởng Linkedln như một sự chỉ dẫn đúng đắn, và LinkedIn có thể tiếp tục cung cấp các giải pháp thông qua việc bán sản phẩm của họ. Đó chính là một nước đi mà 2 bên cùng có lợi.
3. Home Depot
Kiểu nội dung: Infographic
Home Depot là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho nhà ở và sân vườn, phục vụ cho tất cả các đối tượng từ công nhân xây dựng đến các nhà làm vườn tại gia. Nói cách khác, đối tượng khách hàng của họ là các nguồn nhân khẩu học khác nhau.
Hướng đến các sản phẩm tự làm thủ công, tiếp thị của Home Depot tập trung vào thông điệp sản phẩm của họ có thể giúp bạn làm gì (chứ không đơn thuần là họ có những gì). Infographic Grow a Living Salad Bowl (Trồng một Tô Salad sống) hướng dẫn người tiêu dùng tự trồng rau của chính mình, cung cấp thông tin về phương pháp, thời điểm rau sinh trưởng tốt nhất và những công cụ họ cần, với yếu tố thương hiệu được giảm xuống tối thiểu.
Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:
Khách hàng luôn muốn tự mình trồng được một vườn rau cho gia đình, nhưng họ cần được giúp đỡ về thông tin và cần được động viên khuyến khích. Infographic này có tác dụng rất lớn để thúc đẩy hành động này.
4. Dove
Kiểu nội dung: Bài đăng Instagram
Dove là 1 thương hiệu làm đẹp rất thành công trong việc tạo ra một không khí rất tích cực, thân thiện và tràn ngập tình yêu cho người hâm mộ trên các phương tiện truyền thông xã hội của mình. Hầu hết bài đăng trên Instagram của Dove đều hướng đến khích lệ các cô gái yêu thương bản thân mình nhiều hơn, các thông điệp và tương tác của họ cũng đều được tạo ra để truyền tải cảm hứng này.
Không chỉ chia sẻ những thông điệp tuyệt đẹp, các bài đăng này thường giao một chút “bài tập” thực hành yêu thương bản thân cho người xem thực hiện. Đó có thể là gắn thẻ một người bạn, viết 1 đoạn nhật kí, Dove đang sử dụng Instagram để truyền cảm hứng cho hành động.
“Chia sẻ với mọi người: Tôi thấy hạnh phúc khi…”
Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:
Những bài viết của Dove nhắc nhở khách hàng thường xuyên về giá trị của họ, cũng như cách để chủ động nhận ra giá trị tốt đẹp của bản thân cũng như những người xung quanh. Đây không chỉ là chiến thuật xây dựng quan hệ của Dove, nó còn thật sự mang đến lợi ích tích cực cho người xem. Một nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon (2013) cho thấy tâm thái tự khẳng định tích cực cho bản thân giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong điều kiện căng thẳng. Đây là một phương pháp tiếp cận vừa chân thành vừa khoa học nhằm mang lại sinh khí vào trong cuộc sống hàng ngày của người xem.
5. Extra
Kiểu nội dung: Website tương tác
Chúng ta đã từng gặp nhiều quảng cáo kẹo cao su dựa trên mô típ: cuộc gặp gỡ nóng bỏng, buổi hẹn hò lãng mạn, Extra cũng dựa phát triển nội dung của mình trên ý tưởng này. Họ nhận ra rằng kẹo cao su là một phần hàng ngày của cuộc sống, một sản phẩm có vẻ bình thường, nhưng sự có mặt khắp nơi của nó đã chứng kiến nhiều khoảnh khắc của con người. Do đó các chiến dịch #givextragetextra (trao extra nhận extra) là để nhớ về những giây phút ấy – một chuyến đi câu thú vị, những cuộc chơi với bạn bè… bằng những nét vẽ nghệ thuật.
Trang web tương tác này khuyến khích người dùng gửi lên hình ảnh những khoảnh khắc hàng ngày đáng nhớ của họ, chúng sẽ biến thành những bản vẽ phác thảo, và thậm chí được xuất hiện trên nắp trong bao bì Extra.
Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:
Kẹo cao su thường gắn với ý nghĩa giúp tăng cường sự thân mật, giúp hơi thở tươi mát để con người gần nhau hơn. Trong thế giới công nghệ, những khoảnh khắc hàng ngày của sự thân mật thường bị bỏ qua, chiến dịch này đã giúp người dùng thêm trân trọng và hào hứng kỷ niệm những giờ phút tươi đẹp ấy bên người thân. Extra đang giúp khách hàng sống một cuộc sống hoàn thiện hơn.
6. Microsoft
Kiểu nội dung: Infographic tương tác
Giải pháp bảo mật của Microsoft là giữ an toàn cho dữ liệu người dùng. Mục tiêu sau đó chính là giáo dục và giải thích lý do tại sao sản phẩm của họ quan trọng. Thế nhưng rõ ràng bảo mật dữ liệu không phải là một chủ đề đủ sức hấp dẫn- chưa kể rất nhiều thương hiệu đang hàng ngày nói về điều này.
Microsoft đã tạo ra một bước ngoặt mới – một trang tương tác mang tên Anatomy of a Data Breach (Phân tích một vụ đánh cắp dữ liệu). Trang này giải thích các vấn đề bảo mật dữ liệu thông qua một ống kính mới và thú vị: các vụ xâm phạm bảo mật.
Người xem được đứng dưới góc nhìn của các hacker, được hướng dẫn các bước xâm phạm dữ liệu và chính xác cách mà chúng bị đánh cắp. Qua các số liệu thống kê đưa ra, thông điệp của thương hiệu trở nên cực kì rõ ràng.
Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:
Chúng ta đều biết xâm phạm dữ liệu là mối nguy hại lớn, nhưng không phải ai cũng có những ý niệm chính xác về lí do nó xảy ra. Bằng infographic chứa những câu chuyện thú vị và dữ liệu trực quan, Microsoft khiến vấn đề này trở nên chân thật và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Thông qua tương tác này, khách hàng thấy được thiếu sót của họ và cách để bảo vệ mình.
7. Michael’s
Kiểu nội dung: Blog
Michael’s là thương hiệu lâu đời cung cấp các sản phẩm thủ công và dạy nghề, nhưng trang blog The Glue String (Dây keo dán) mới thực sự giúp họ hòa mình vào thế giới của khán giả với nhiều nội dung đa dạng.
Bài viết trên Blog của Michael’s.
Những bài viết như “12 cách để lưu giữ băng dính Washi” (băng dính nhiều màu sắc nguồn gốc Nhật Bản – T/N) nghe qua thì có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng với những người đam mê thủ công thì đây chính là những gì liên quan mật thiết nhất đến cuộc sống của họ.
Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:
Làm thủ công là một sở thích rất thú vị, nhưng ai cũng có những lần bối rối với thú vui này. Việc cung cấp miễn phí những hướng dẫn, mẹo vặt giúp khán giả có thể làm tốt hơn và ít đau đầu hơn. Bên cạnh đó, người hâm mộ cũng sẽ hào hứng chia sẻ những bài viết này, giúp Michael’s tiếp cận được với nhiều người hơn.
8. JetBlue
Kiểu nội dung: Video
JetBlue là một thương hiệu nổi tiếng với dịch vụ khách hàng cực kì hài hước và độc đáo. Hãng hàng không giá rẻ của Mỹ này thường hướng đến những nội dung tiếp thị về thế giới trên phi trường.
Video Flight Etiquette (Nghi thức bay) mang màu sắc hài hước nói về những vấn đề ai cũng có thể gặp phải khi đi du lịch: quá háo hức lên máy bay, gặp người ngồi cạnh nói quá nhiều… Sử dụng một hướng dẫn “tương phản” How NOT to – Cách để KHÔNG… (trở nên quá thoải mái) họ đã thể hiện được tiếng nói thương hiệu của mình.
Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:
Rất nhiều tình huống xảy ra trong kỳ bay có thể biến kì chuyến đi của bạn biến thành thảm họa. Đoạn phim giúp bạn “cứu chữa” những khó khăn này bằng sự thấu hiểu và mang tính giáo dục cao.
9. J.Crew
Kiểu nội dung: Hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan
J.Crew là một thương hiệu quần áo thời thượng, luôn tiếp thị dựa trên lối sống con người và mang thời trang của họ vào trong bối cảnh đó.
Hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan của J.Crew.
Bài viết là sự thể hiện tuyệt vời của ý tưởng này. Thiết kế là phần một phần chính trong công việc của họ và cũng hoàn toàn tự nhiên nếu nó được đưa ra trước công chúng. Qua những thiết kế này để đưa ra mẹo, thủ thuật sử dụng, minh họa, chú thích và cuối cùng dẫn đến sản phẩm của mình.
Cách nội dung này thể hiện sự đồng cảm:
Khách hàng muốn thông qua thời trang để thể hiện cá tính của mình. Thương hiệu đã hướng dẫn họ có thêm nhiều lựa chọn, thêm nhiều phong cách thông qua chính sản phẩm của mình.
Bạn đã sẵn sàng đi theo hướng này?
Tiếp cận nội dung theo cách đặt khách hàng, mong muốn, nhu cầu và mơ ước của họ lên trên bản thân mình là một cách thông minh để phát triển thương hiệu. Bằng cách đó bạn nói với khách hàng của mình rằng bạn quan tâm tới họ hơn hết thảy. Khách hàng sẽ muốn được làm việc cùng (B2B) và ủng hộ (B2C) công ty, nhân vật họ thích, hãy nắm bắt điều đó!
Leave a Reply