Cách PR cho doanh nghiệp
Những lợi ích của PR luôn có sức hút mãnh liệt với các Marketer, nhưng để có một bài PR thực sự hiệu quả luôn là một vấn đề đau đầu, sau đây sẽ là một vài tips cơ bản để có một bài PR hấp dẫn người đọc, khiến người đọc không thể rời mắt:
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đem lại hình ảnh riêng biệt,đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
“Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường” (P. Kotler)
Các marketer, nhà quản trị định vị và quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó, có thể nói hoạt động PR tác động rất tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những họat động, mục tiêu của doanh nghiệp.
Vậy PR là gì?
PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các họat động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận đến hoạt động kinh doanh thương mại: hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị, các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí, y tế…
Trong thời kỳ mà người tiêu dùng liên tục bị tấn công bởi quảng cáo, sáng sớm thức dậy nghe bản tin buổi sáng cũng có quảng cáo, bước ra đường thì bảng quảng cáo đập vào mắt tại các ngả đường, đọc tờ báo buổi sáng cũng thấy quảng cáo . . .Quảng cáo quá tải sẽ dễ dẫn đến hiệu ứng ngược: khách hàng cảm thấy không thoải mái, họ không tự nguyện tiếp nhận những thông điệp mà các marketer đã cố gắng để xây dựng.
Thì khi đó PR xuất hiện như một vị cứu tinh, PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận, nó mang tính tư vấn tiêu dùng bằng những thông tin thực tếvà những kiến thức mà khách hàng đang chủ động tìm kiếm.
PR đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp:
– Tung ra sản phẩm mới
– Làm mới sản phẩm cũ
– Nâng cao uy tín
– Doanh nghiệp có ngân sách hạn chế
– Doanh nghiệp gặp khủng hoảng
Ba lợi ích chính của hoạt động PR cho doanh nghiệp:
1. PR là cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo hiệu ứng dư luận tích cực. Quảng cáo không làm được việc này. Marketing cũng vậy. PR làm rất tốt công việc này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tích cực thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại. Giữa hoạt động PR và quảng cáo, phương pháp nào hiệu quả hơn – lựa chọn một mẫu quảng cáo về sản phẩm mới của một công ty hay một bài báo hay viết về sản phẩm của công ty? Quảng cáo dễ gây ấn tượng nhưng không dễ dàng thuyết phục công chúng tin.
2. Chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có chi phí thấp hơn, nhưng sẽ tiếp cận lượng công chúng rộng rãi hơn.
3. PR sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió và bão táp. Khi có khủng hoảng, PR đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kì diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp.
Những lợi ích của PR luôn có sức hút mãnh liệt với các Marketer, nhưng để có một bài PR thực sự hiệu quả luôn là một vấn đề đau đầu, sau đây sẽ là một vài tips cơ bản để có một bài PR hấp dẫn người đọc, khiến người đọc không thể rời mắt:
1. Hãy biến bài PR của bạn thành một bài báo:
Một bài PR thể hiện tính báo chí từ quan điểm tiếp cận đến cách thể hiện câu chữ sẽ thực sự hấp dẫn người đọc. Một bài báo phải mang đến những giá trị mà người đọc có thể tiếp nhận, như thông tin, kinh nghiệm, những câu chuyện thực tế sẽ hấp dẫn người đọc tuyệt đối
2. Đừng quá khoe khoang thành tích trong bài PR của mình:
Công ty bạn có những thành tích nổi bật và bạn muốn khoe khoang những điều ấy nhưng đừng quá lố. Hãy đặt mình vào vào vị trí của người đọc, liệu bạn có hứng thú khi mở báo ra để đọc một bảng khai thành tích với những ngôn từ trên mây? Bạn hãy thật khóe léo khoe những điểm mạnh của doanh nghiệp bạn – những thứ mà khách hàng thực sự kỳ vọng.
3. Đừng quá tham nội dung – đừng viết quá nhiều và quá dài:
Đôi khi do kinh phí hạn chế, doanh nghiệp muốn chuyển tải tất cả những vấn đề muốn nói đến công chúng trong một dung lượng bài PR hạn hẹp. Điều này sẽ biến bài PR thành những bảng thông báo nặng nề và sẽ hợp hơn, đáng tin cậy hơn nếu bạn để trên đó dòng chữ “thông báo”.
4. Bài PR của bạn hãy thật khách quan:
Cố gắng hãy viết bài PR của bạn một cách khách quan và tinh tế nhất. Hãy nhớ rằng PR chứ không phải quảng cáo. Bạn biết lắng nghe và chấp nhận thảo luận với trang báo mà bạn quyết định “chọn mặt gửi vàng” để hai bên tìm thấy điểm chung trong quá trình chuyển tải bài PR . Đừng bao giờ quan niệm “tôi bỏ tiền nên anh nhất định phải làm theo tôi!”
5. Nhờ báo chí tư vấn – Chọn nơi đăng tin phù hợp:
Nhiều khi, người làm PR không hiểu hết những yêu cầu chuyên môn của một quy trình xuất bản báo, tạp chí, do vậy, yêu cầu và cách làm PR của bạn sẽ rất khó được đơn vị báo chí chấp nhận bởi sẽ gây ảnh hưởng chung đến nội dung, hình thức của toàn bộ ấn phẩm. Do đó, hãy có những người bạn làm báo đáng tin cậy để tư vấn cho bạn cách thực hiện một bài PR mang thông điệp tốt nhất đến người tiêu dùng.
Leave a Reply