Tìm hiểu chân dung của một nhà phân phối bán lẻ năm 2020

Làm thế nào để giảm chi phí nhân công và điều hành trong ? Chi phí bao gồm: tiền công cho người giao hàng, chi phí lưu trữ hàng trong kho.

Qua nhiều năm làm việc với các công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), càng ngày tôi càng nhận ra đam mê của mình là sáng tạo ra những công nghệ giúp cho doanh nghiệp có thể vận hành hiệu quả hơn. Sự hiệu quả ấy nằm ở việc con người được giải phóng khỏi những nhiệm vụ nhàm chán lặp đi lặp lại, dành thời gian cho những nhiệm vụ sáng tạo.

Đối với những doanh nghiệp mà vRoute đã có dịp cộng tác, chúng tôi đặc biệt vui mừng khi chứng kiến sự thay đổi trong cách họ phân phối hàng hóa và nhân công. Cách đây một năm, tôi đã theo dõi một chương trình về Quản lý Chuỗi cung ứng. Những minh họa chân thực trong video đó thực sự thu hút và khiến tôi không ngừng nghĩ về ý tưởng tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp thực chất đều là một phần của Quản lý Chuỗi cung ứng.

Hình dung của tôi về một nhà phân phối năm 2020:

– Các nhà phân phối nhỏ sẽ nhập hàng trực tiếp từ website của nhà sản xuất. Hàng hóa sẽ được giao đến tay họ vào cùng ngày hoặc trong ngày hôm sau.

– Việc giao hàng được số hóa hoàn toàn. Nhà quản lý có thể theo dõi từng mã hàng bất cứ lúc nào, dù là giữa đêm hay ban ngày khi chúng đang trên đường đi giao.

– Việc giao hàng được tối ưu hóa bằng những ứng dụng như vRoute. Tối ưu tuyến đường giao hàng vốn là một vấn đề nóng và là chủ đề của hàng trăm luận án tiến sĩ. Đây không phải một bài toán mà công nghệ có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Sự tối ưu sẽ giảm từ 20% đến 40% chi phí logistics và tận dụng được tối đa nguồn nhân công giao hàng.

– Tối ưu kho hàng tự động là bước tiếp theo, chúng tôi sẽ bàn sâu hơn ở bài viết tới.

– Để quá trình tối ưu hóa hiệu quả hơn, drone và ô tô không người lái sẽ lấp đầy những lỗ hổng do con người gây nên.


Cơ sở hạ tầng phân phối trên thế giới, từ năm 2000 cho đến nay?

Sự phát triển diễn ra không đồng đều trên thế giới, từ Mỹ, Châu Âu đến Đông Nam Á. Mỹ vẫn là thị trường ô tô nổi tiếng với hệ thống đường bộ hiện đại kết nối tất cả các thành phố. Ngược lại, ở châu Âu, các quốc gia lại được liên kết bằng hệ thống phương tiện công cộng tiện lợi. Các thành phố được xây dựng trên những cơ sở hạ tầng tồn tại hàng thế kỉ.

Vậy còn các nước Đông Nam Á? Có một khoảng cách phát triển rất lớn giữa các quốc gia. Đối với những xã hội nhỏ nhưng được tổ chức hiệu quả như Singapore, chúng ta có thể dễ dàng tìm đường bằng Google Maps và di chuyển bằng ô tô. Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, Phillipines hay Indonesia, rất nhiều vấn đề còn tồn tại. Đầu tiên là sự hiện diện một lượng lớn xe máy giúp chúng trở thành phương tiện giao hàng hiệu quả và linh hoạt nhất. Lí do là bởi làn đường dành cho xe máy rất gần vỉa hè và các tay lái có thể vươn lên đó để vượt lên khỏi dòng lưu thông ách tắc. Vấn đề thứ hai nằm ở hệ thống đánh số nhà quá khó hiểu, chẳng hạn như số 35 lại nằm ngay sát số 57 trên phố Láng Hạ, hay nỗ lực cần phải bỏ ra để tìm địa chỉ 1806/127/2/6/15/48/2A Khu 6 Nhà Bè mà thực ra là ngõ 1806 của Khu 6.

Vấn đề này có thể hướng chúng ta đến một số giải pháp: (1) là chính quyền phải sắp xếp lại hệ thống đánh số nhà, hoặc (2) các công ty dịch vụ phải tự bổ sung thông tin cần thiết về từng địa chỉ giao hàng, hoặc (3) các dịch vụ bản đồ trực tuyến như Google Maps hay Bing phải tìm cách để đưa ra những chỉ dẫn hiệu quả hơn. Cuối cùng thì, ai sẽ trả tiền cho những giải pháp này?

Tương lai của hệ thống phân phối sẽ như thế nào, tới năm 2020, 2030 và 2050?

Những gì tôi hình dung về hệ thống phân phối ở Đông Nam Á từ nay đến năm 2020 là quy trình số hóa toàn bộ: từ sản xuất, đóng gói, vận chuyển, kho, kế toán đến bán hàng và tiếp thị với con người là trung tâm điều khiển mọi hoạt động. Khi ấy, những phần mềm như vRoute của chúng tôi sẽ phát huy tối đa hiệu quả. Chúng tôi tối ưu quá trình giao hàng theo cách mà chỉ cần 10 so với 14 nhân viên giao hàng kiểu cũ là có thể giao hết số hàng cần giao. Cách thức giao hàng hiện nay vẫn bị cố định đường đi, địa chỉ và khó thích nghi với những thay đổi tức thời. Chúng tôi cũng tối ưu hóa quản lý tồn kho của các trung tâm phân phối để đảm bảo không có chuyện đơn hàng bị từ chối vì hết hàng. Lợi ích kinh tế của việc áp dụng giải pháp này là rất lớn. Nhiều nhà phân phối áp dụng giải pháp quản lý tồn kho tối ưu đã giảm mức độ tồn kho xuống 25% trong một năm và hưởng dòng tiền chiết khấu trên 50% sau hai năm.

Nhìn xa hơn đến 5 năm tiếp theo từ năm 2020 đến năm 2025, hệ thống robot và máy bay không người lái sẽ nhanh chóng vào cuộc. Tôi đặc biệt hứng thú với ô tô không người lái. Sản phẩm này tập hợp tất cả những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo và Robot. Khâu vận chuyển cuối cùng (last-mile delivery) sẽ do robot hoặc máy bay không người lái đảm nhiệm. Nhờ thế, chúng ta không còn chịu tổn thất do con người gây nên.

Làm thế nào để giảm chi phí nhân công và điều hành trong phân phối? Chi phí phân phối bao gồm: tiền công cho người giao hàng, chi phí lưu trữ hàng trong kho.

Chúng ta làm gì để hướng đến tương lai?

Chúng ta cần có sự phối hợp đồng bộ. Đầu tiên, các nhà sản xuất – thường là các doanh nghiệp đa quốc gia như P&G hoặc Coca-Cola – cần có bộ tiêu chuẩn xây dựng đối với một nhà máy đầy đủ chức năng. Quá trình sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu thô cho đến sản phẩm cuối cùng phải được số hóa hoàn toàn. Đây là điều tiên quyết để chúng ta đi đến bước tiếp theo. Đó là các nhà phân phối hoặc các doanh nghiệp bán lẻ như siêu thị cần phải áp dụng 3 nguyên tắc làm việc dựa trên dữ liệu: đưa ra quyết định dựa theo dữ liệu thay vì ý kiến chủ quan, tối ưu hệ thống dữ liệu để các cấp quản lý có thể truy cập bất cứ lúc nào, thiết lập chính sách quy định khiến con người buộc phải làm việc hiệu quả.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *